Các lỗi thường gặp của bếp từ E0, E1…..

1. Bếp từ báo lỗi E0

Bếp từ báo lỗi E0

Mã lỗi E0: Đèn hiển thị E0 báo không có nồi hoặc loại nồi không thích hợp.

  • Nguyên nhân:
    Trong quá trình sử dụng bếp từ mà điển hiển thị E0 kèm theo tiếng bíp là lỗi xảy ra do các lý do:
    + Vật liệu của nồi nấu không phù hợp cho bếp từ như: nồi sứ, nồi thủy tinh, nồi đất,…
    + Trên mặt bếp không có dụng cụ nấu
    + Dụng cụ nấu có đường kính nhỏ hơn 10cm
  • Cách xử lý:
    + Nếu bếp từ chưa có dụng cụ nấu thì đặt nồi lên bếp nấu.
    + Nếu đặt dụng cụ nấu lên bếp mà vẫn báo lỗi E0 thì nên chọn dụng cụ nấu có đường kính trên 10cm, chọn mua dụng cụ nấu phù hợp bếp từ.
    + Xem dụng cụ nấu có phù hợp bếp từ không bằng cách thử đặt nam châm vào đáy nồi, nếu đáy nồi hút nam châm thì có thể dùng được cho bếp từ. Nếu nam châm không hút đáy nồi thì bạn nên tìm mua bộ nồi khác thay thế.

2. Bếp từ báo lỗi E1

Mã lỗi E1: Đèn báo hiển thị E1 cho biết lỗi quá nhiệt

  • Nguyên nhân: Lỗi “E1” phát sinh khi bếp quá nóng, chủ yếu là do dùng bếp từ ở nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian dài. Điều này khiến hoạt động của quạt tản nhiệt tích hợp trên bếp không đủ, làm bếp bị nóng và tác động tới phần điều khiển phía trong. Do đó, bếp sẽ báo quá tải và ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • Cách xử lý:
    + Đầu tiên là tắt bếp rồi bỏ nồi nấu ra khỏi bếp nhưng lưu ý không rút điện hay giật ap-tô-mát để quạt tản nhiệt hoạt động bình thường. Kiểm tra xem có khe thông gió nào bị bít kín không. Nếu có thì bỏ vật cản khe thông gió và để bếp nguội trong khoảng thời gian ít nhất là 10 phút rồi mới tiếp tục đặt nồi lên bếp và nấu.
    + Dùng ổn áp để hiệu điện thế được giảm ở mức phù hợp với bếp từ.
    + Nếu vẫn còn tiếp tục xảy ra lỗi này thì nên tắt bếp, rút dây nguồn và liên hệ trung tâm bảo hành để được xử lý sự cố.

3. Bếp từ báo lỗi E2

Bếp từ báo lỗi E2

Mã lỗi E2: Đèn hiển thị E2 báo điện vào bếp bị quá tải

  • Nguyên nhân:
    + Dòng điện không ổn định nên nhiều khi điện áp cao hơn 260V trong khi mức điện áp cho phép là 240-260V khiến cho bếp tự động ngừng hoạt động và báo lỗi để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
    + Dụng cụ nấu đặt lên bếp đã lâu nhưng bên trong không có thức ăn.
  • Cách xử lý:
    + Sử dụng ổn áp để điện luôn được giữ ở mức 220V giúp bảo vệ bếp từ cũng như các thiết bị điện khác trong nhà.
    + Kiểm tra nồi nấu trên bếp, cho thức ăn vào tiến hành nấu nướng. Nếu thức ăn đã cho vào nồi nhưng vẫn còn báo lỗi E2 thì nên tắt bếp khoảng 10 phút để bếp nguội bớt rồi tiếp tục nấu.

4. Bếp từ báo lỗi E3

Bếp từ báo lỗi E3

Mã lỗi E3: Đèn hiển thị E3 báo lỗi điện quá yếu

  • Nguyên nhân: Dòng điện không ổn định và quá yếu làm bếp từ không đủ điện để hoạt động đúng công suất.
  • Cách xử lý: Tắt bếp, kiểm tra nguồn điện. Nên lắp thêm LiOA, ổn áp.

5. Bếp từ báo lỗi E4

Bếp từ báo lỗi E4

Mã lỗi E4: Đèn hiển thị E4 báo điện năng quá tải, nhiệt độ nồi nấu trên bếp quá cao

  • Nguyên nhân: Đèn hiển thị E4 cùng với tiếng bíp gián đoạn là do dòng điện vào bếp quá cao hoặc nhiệt độ của dụng cụ nấu cao hơn ngưỡng 280 độ C.
  • Cách xử lý:
    + Bạn cần tắt bếp, giảm nhiệt, nhấc dụng cụ nấu khỏi bếp, kiểm tra lại dòng điện và dụng cụ nấu. Chờ ít nhất 10 phút cho bếp nguội hẳn rồi mới bật bếp để nấu tiếp.
    + Nếu tình trạng này thường xuyên xả ra thì bạn nên đổi nồi và liên hệ bảo hành ngay nhé.

6. Bếp từ báo lỗi E5

Mã lỗi E5: Đèn hiển thị E5 báo bộ phận cảm biến nhiệt bị quá tải

  • Nguyên nhân: Lỗi E5 chỉ xuất hiện khi trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt.
  • Cách xử lý:
    + Tắt bếp, chờ bếp nguội, lỗi không còn khi nhiệt độ giảm xuống, sau đó bạn có thể tiếp tục công việc nấu ăn còn dang dở.
    + Liên hệ bảo hành hoặc sửa chữa để khắc phục khi sự cố này xảy ra thường xuyên.

7. Bếp từ báo lỗi E6

Mã lỗi E6: Đèn hiển thị E6 báo cảm biến nhiệt có vấn đề, nhiệt độ đáy nồi quá cao

  • Nguyên nhân:
    + Hoạt động của cảm biến nhiệt gặp trục trặc do lỏng dây, cảnh báo lỏng cảm biến nhiệt hoặc do cảm biến nhiệt bị tắt.
    + Nhiệt độ đáy dụng cụ nấu quá cao.
  • Cách xử lý:
    + Làm nguội bếp ngay, sau đó đưa bếp đi hàn hay cắm lại bộ phận cảm biến nhiệt. Bạn nên thay 1 chiếc cảm biến nhiệt mới nếu vẫn gặp trục trặc.
    + Tránh đặt đáy nồi có nhiệt độ quá cao lên bếp để tránh mặt kính bị sốc nhiệt đột ngột gây hiện tượng nứt vỡ, bếp sẽ cảm ứng tự động ngắt nhiệt và tắt bếp ngay. Tuy nhiên một số model cao cấp của bếp từ Chefs khắc phục được sự cố này.

8. Bếp từ báo lỗi E7

Mã lỗi E7 thông báo bộ phần cảm biến nhiệt độ bên của bếp từ bị hở mạch hoặc ngắn mạch, hoạt động không bình thường.

Cách xử lý: Khi bếp từ báo lỗi E7 bạn không nên tự xử lý. Nên tắt bếp ngay và liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc các cơ sở sửa chữa điện từ cần nhất để nhờ khắc phục

9. Bếp từ báo lỗi E9

Bếp từ báo lỗi E9

Mã lỗi E9 trên bếp từ thể hiện lỗi giao tiếp giữa bảng điều khiển và bộ phận cảm biến nhiệt

Về cơ bản, không có giao tiếp giữa mô đun cảm ứng và giao diện người dùng. Bạn sẽ cần phải kiểm tra các dây dẫn giữa giao diện người dùng và bộ phận cảm ứng để đảm bảo. Nếu các dây dẫn vẫn ổn định, bạn sẽ cần phải thay đổi thế bộ phận cảm ứng hoặc bảng điều khiển.

10. Bếp từ báo lỗi EF

Mã lỗi EF: Đèn hiển thị mã lỗi EF báo lỗi bề bếp mặt ướt

  • Nguyên nhân: Khi bề mặt của bếp từ bị ướt thì màn hình sẽ hiển thị lỗi EF.
  • Cách xử lý: Ngắt nguồn điện, chờ bếp từ nguội rồi sử dụng vải mềm làm sạch và khô bề mặt bếp.

11. Bếp từ báo lỗi AD

Mã lỗi AD: Nồi nấu quá nóng, đáy nồi không bằng phẳng

  • Nguyên nhân:
    + Nồi nấu không bằng phẳng, bị lồi lõm hoặc đặt không đúng trọng tâm vùng nấu,
    + Đáy nồi quá nóng, đáy nồi có vật ngăn cách.
    + Sử dụng loại nồi không đủ tiêu chuẩn.
  • Cách xử lý:
    + Mua nồi nhiễm từ để sử dụng cho bếp từ.
    + Phần đáy nồi cần bằng phẳng, không dùng các loại nồi chảo có đáy cong lõm hoặc gồ ghề.
    + Tắt bếp, kiểm tra kích thước đáy nồi, mặt bếp và vị trí đặt nồi trước khi bật bếp trở lại.

12. Bếp từ không báo lỗi nhưng không sử dụng được

12.1 Mặt kính bị nứt

Mặt kính bếp từ dùng được 1 thời gian bị nứt ra – đây là lỗi mà nhiều khách hàng cho là mua phải hàng có linh kiện không tốt, mặt kính chịu nhiệt kém, thế nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Nguyên nhân này cũng có thể do đun nấu với công suất quá cao và rang các món quá khô liên tục trong thời gian dài.

Bếp từ nứt mặt kính

Cách xử lý: thay mặt kính

Chú ý: Cần lựa chọn mặt kính bếp từ tốt, cao cấp, chịu lực chịu nhiệt tốt như: mặt kính Schott Ceran nhập khẩu Đức, mặt kính Eurokera (k+) nhập khẩu Pháp để đảm bảo độ bền và tuổi thọ của bếp. Bên cạnh đó bạn chú ý khi nấu món nào để chế độ món đó trên bảng điều khiển, tránh rang thức ăn quá khô liên tục và trong thời gian dài.

12.2 Nhấn nút nguồn quá 5 giây mà đèn không sáng

  • Nguyên nhân: Ổ cắm không tiếp điện hoặc dòng điện kết nối không được tốt.
  • Cách khắc phục: Kiểm tra các kết nồi với nguồn điện.

12.3 Bếp đột ngột không hoạt động cùng tiếng ồn trong khi vận hành

  • Nguyên nhân: Có thể do nhiệt độ môi trường quá cao, do đặt bếp gần thiết bị phát nhiệt hoặc ngõ thông gió của bếp bị nghẽn.
  • Xử lý: kiểm tra xung quanh bếp xem môi trường có nóng không hoặc ngõ thông gió xem có vấn đề gì không

12.4 Chức năng tự động không hoạt động, và không điều khiển được nhiệt độ

  • Nguyên nhân: Đáy dụng cụ nấu bị biến dạng hoặc có vật cản giữa dụng cụ nấu và mặt bếp từ.
  • Xử lý: kiểm tra đáy dụng cụ nấu

12.5 Bếp tắt đột ngột

  • Nguyên nhân:
    + Bếp hoạt động quá nóng.
    + Bảng điều khiển bị che hoặc bị tác động bởi dụng cụ nấu, thức ăn.
  • Cách khắc phục:
    + Để cho bếp nguội để ổn định trở lại
    + Trong quá dùng bếp không nên để các vật dụng không liên quan lên gần bảng điều khiển, mặt bếp.

12.6 Bếp từ vẫn chạy nhưng không nóng

Hình ảnh minh họa
  • Hiên tượng:
    + Bếp từ vẫn vào điện bình thường, không báo lỗi nhưng thức ăn mãi không chín.
    + Bếp từ vẫn chạy nhưng hoàn toàn không có nhiệt, phần mâm từ lạnh.
    + Dụng cụ nấu đặt lên chỉ hơi ấm phần đáy hoặc hoàn toàn không có nhiệt.
  • Nguyên nhân:
    + Dụng cụ nấu không tương thích: nồi nấu đáy làm từ chất liệu như thủy tinh, gang…
    + Điện áp không ổn định.
    + Tụ điện lọc nguồn (5uF) hoạt động kém, gặp vấn đề.
    + IGBT gặp vấn đề: đứt mạch hoặc chết.
  • Cách khắc phục:
    + Kiểm tra lại dụng cụ nấu.
    + Đối với trường hợp bếp gặp vấn đề liên quan đến linh kiện, bạn nên mang đến cửa hàng, trung tâm bảo hành để kiểm tra, sửa chữa.

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp một số mã lỗi bếp từ cơ bản mà người dùng hay gặp nhất trong quá trình sử dụng bếp. Ngoài ra còn rất nhiều lỗi phát sinh khác. Trong mọi trường hợp, bạn không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh xem xét và khắc phục. Hoặc nếu không để đảm bảo an toàn, bạn hãy nhờ tới các kỹ thuật của hãng. Nếu trong quá trình sử dụng bếp từ bạn gặp những lỗi khác không phải trên đây hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline: 0961.534.186 – 0969.174.266 – 0975.742.889, chúng tôi sẽ giải đáp và hỗ trợ bạn. Chúc bạn nấu ăn ngon với bếp từ.

adminKNHNB

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *